Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

+ Cá hường chiên xả

Nguyên liệu
- 1 con cá hường khoảng 4 hay 500 g
- 1 tép tỏi
- muối, tiêu, nước mắm, ớt, bột nêm hay bột ngọt ( nếu thích)
Cách làm:
- Cá đem về đánh vảy, làm sạch cá
- Lấy khăn giấy chùi cá cho khô, khứa dọc theo lưng cá chừng hai khứa
Xả bằm nhỏ với tỏi , ớt, sau đó để muối, tiêu, đường và nước mắm vào trộn đều
- Để xả ướp vào cá, nhớ để theo mấy khứa ở lưng cá, và ướp đều thân cá, cả trong bụng cá ,
- Để cá trong tủ lạnh chừng 30 phút cho cá thắm đều gia vị
- Trong chão, để chút dầu vào , đợi dầu nóng, bỏ cá vào chiên cho vàng cả hai bên.
- Đem cá ra, để trên một dĩa ovale, lót vài lá sà lát, vài lát cà tô mát,


Dùng với cơm trắng, và chắm nước mắm pha, với dưa leo, rau sống thì tuyệt cú mèo đấy TTNR há

+ Chè thưng




Nguyên liệu:
- 1/2kg đậu xanh cà
- 350g bột năng
- 1kg đường cát
- 500g đậu phộng
- 200g khoai môn cao
- 1/2kg dừa nạo sẵn
- 2 ống vani, một chút muối
- 1/2kg khoai lang bí
- 1 bó lá dứa, 10 tai nấm mèo.

Cách Thức

Chuẩn bị: - Đậu xanh: Ngâm nước một đêm, đãi sạch vỏ
- Đậu phộng: Ngâm nước nóng 2 giờ, lột vỏ
- Dừa khô: Vắt 1 chén nước cốt và 3 lít nước dão
- Khoai môn cao: Gọt vỏ, xắc hạt lựu, luộc sơ
- Khoai lang: Gọt vỏ, cắt khúc dài 1cm chẻ làm tư, luộc sơ để ráo nước (xắc hột lựu cạnh 1cm)
- Bột năng: Lấy 250g bột năng hoà với 400g nước lã cho đều, bắc lên bếp quậy cho bột đặc, nhắc xuống, tay xoa bột năng còn lại, se từng cọng dài độ 3cm, đem luột chín, dội lại nước lã, để ráo nước.
Chế biến: - Cho nước dão vào xoong nấu sôi, cho đậu xanh vào nấu độ 15 phút, tiếp đến cho đậu phộng vào, kế cho bó lá dứa (lá dứa rửa sạch, cột lại).
- Đậu phộng mềm cho khoai lang + khoai môn cao và sợi bột năng đã luột chín vào.Khi tất cả đều chín, cho nấm mèo + 1 chút muối, kế cho đường nêm ngọt là được, cho nước dừa vào nhắc xuống cho vani.
Chè này có thể dùng nóng hoặc lạnh đều được.
Ta có thể cho thêm cơm dừa nạo xắt sợi vào chè càng ngon.

+ Bánh tằm


 

 

Để làm một ít sợi bánh tằm.

 
Chuẩn bị:

- Xửng hấp.
- Lá chuối dùng lót xửng hoặc lót bằng một tấm nylon sạch.
- Dao, thớt để nhồi và xắn bánh.
- 500gr bột gạo + 200gr bột năng.
- 700gr nước sôi. 50gr dầu ăn. 1/2 muỗng cà phê muối.
- Trộn đều bột năng và bột gạo, châm nước sôi vào rất chậm, vừa châm vừa dùng đũa đảo nhẹ bột cho đều, không nhất thiết phải dùng hết số nước sôi, thấy nguội bớt, nhúng đầu ngón tay vào dầu, nhồi bột thành khối cho mịn dẻo để có thể nặn được.
* Làm bột thành sợi:
Nếu khéo tay thì lấy từng ít bột một, se giữa hai lòng bàn tay thành sợi dài. Hoặc cán bột thành miếng mỏng dẹp chừng 5mm trên mặt thớt rồi dùng dao cắt thành sợi, đây là cách làm quen thuộc nhất. Một cách khác là dùng một dụng cụ hình ống như cái lon, một đầu lon trống còn đáy lon có đục nhiều lỗ nhỏ chừng đầu đũa, cho bột vào lon và ép bột bằng một cái đáy chai cho bột chảy ra thành dạng sợi.
- Hấp bánh:
Xoa ít dầu lên lá chuối hay tấm nylon lót xửng, trải thưa bột sợi vào xửng, hấp chỉ trong vài phút sau khi nước sôi, thấy sợi bột trở trong là chín, để đi hơi bớt, lấy ra để nguội, gỡ cho sợi bột bớt dính ra.
- Để làm món ăn chơi bánh tằm hay ăn kèm:
- Dừa khô nạo thành sợi nhỏ, trụng lại qua nước sôi, để thật ráo. Đậu phụng rang vàng, đải vỏ, giã nhỏ tùy ý, nêm với chút đường muối.

 Khi ăn trộn đều từng ít vào bánh tằm.
- Bánh tằm luôn có màu trắng tự nhiên của bột,

Muốn làm làm cho sợi bánh tằm có màu xanh ,đỏ ,vàng là tùy thích mỗi người dùng màu thực phẩm hay màu rau củ cho thêm vào từng phần bột sau khi nhồi.

+ Cà Tím Nướng sốt Tôm


catimsottom.JPG



 Nguyên liệu:
- Cà tím
- Tôm
- 1 cũ hành nhỏ, tỏi
- Muối, đường, Dầu hào, tỏi, hành lá, dầu ăn
- Nước mắm pha sẳn

Cách Làm:
- Cà tím bỏ vào trong lò nướng chừng 10 phút cho mỗi bên , vừa chín là được , miễn sao lột vỏ được dễ dàng là được.
- Cà tím lột vỏ xong bỏ vào chảo xào sơ với củ hành, tỏi để muối , đường cho vừa ăn.


( Cách làm 2) Cà tìm có thể để luôn cả vỏ, xắt từng con cờ to miếng, xào sơ với củ hành, như cách làm trên.
- Tôm bóc vỏ , thái nhỏ , ướp dầu hào , đường ( chút xíu muối thôi hoặc là không cho muối vì dầu hào đã mặn rồi ) .
Tỏi băm nhuyễn phi dầu lên cho thơm ( đừng để vàng ) trút tôm lên xào vừa chín tới.
Sắp cà tím lên đĩa sâu rồi cho sốt tôm lên , nếu thích có thể phi hành lá xanh xanh bỏ lên trên cùng cho đẹp .
Rưới nước mắm pha mặn mặn ngọt ngọt vào đĩa cà , đừng ăn liền cà chưa thấm nước mắm , để chừng 10 phút sau ăn ngon hơn.
Dùng với cơm trắng nóng thì tuyệt

+ Bánh bí đỏ và chocolat

Nguyên liệu:
- 1 tách rưởi bột mì
- 1 muỗng cà phê bột nổi
- 1 muỗng cà phê bicarbonate de soude (thuốc tiêu mặn)
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1/2muỗng cà phê quế bột ( cannelle )
- 1/2 muỗng cà phê bột gừng
- 1 trứng gà
- 1/4 tách đường
- 1/3 tách dầu ăn
- 1 tách bí đỏ ( bí rợ ) đã nấu chín tán nhuyển
- 1/4 tách sửa tươi .
- 1/2 tách chocolat đã được bẻ thành miếng nhỏ
Cách làm:

- Đốt lò nướng bánh trước 15 phút trước khi nướng bánh, nóng  200°
- Lường bằng tách trà, hay bằng chén ăn cơm khoảng chừng 1 cup hay 250 ml
- Trong một cái tô lớn để làm bánh, Trộn đều bột mì , bột nổi, le bicarbonate de soude , muối, bột quế, bột gừng.
- Trong một cái tô khác , đập trứng gà , đánh với đường cho thật nổi ,
- Sau đó để dầu, sửa và bí đỏ đã được nấu chìn tán nhuyển .
Trộn chung tất cả, bột, trứng vào với nhau, nhớ quậy cho bột hòa tan với trứng ,
- Sau cùng  là để chocolat vào
- Nướng khoảng 20 phút, thấy bánh vàng là được
Khuôn bánh nướng loại nhỏ ( làm bánh muffins ) thì sẽ đẹp hơn khi các bạn đem ra đãi khách
Nhưng nếu không có, thì dùng khuôn tròn 24cm cũng được.

- Chocolat là loại để làm bánh muffins , nhỏ như hột lựu , nếu không các bạn có thể đập những thỏi chocolat ra từng miếng nhỏ,

+ Bánh muffins trái myrtille







 
Nguyên liệu :

- 110 g bột mì
- 110 g bơ mặn, nếu không có bơ mặn, bỏ vào thêm một chút muối.
- 65 g đường nhuyển
- 2 trứng gà
- 1 gói bột nổi
- 125 g trái myrtille

Cách làm:
 
- Đốt lò nướng trước 15 phút cho nóng với nhiệt độ 200°
- Bơ phải lấy ra trước cho bơ mền ,
- Để đường và bơ đánh ra đều với nhau, không cần đánh cho nổi lắm.
- Đập trứng gà vào, đánh cho đều .Khoảng chừng 3 phút
-  Để bột mì vào , nhớ trộn cho đều, đừng để bột đóng cục.( ốc trâu)
- Sau cùng trộn bột nổi và  trái myrtille vào, ( trái myrtille chia ra làm hai, một nửa lấy nỉa đè cho trái dẹp ra, để khi để vào bột, nó sẽ ra một màu xanh, tím rất đẹp mắt,và làm cho bánh có thâm hương vị của myrtille ,  nếu để chocolat thì sẻ không có ra màu này,  ( Chừa lại một ít myrtille để khi đỗ bột vào khuôn, hãy để thêm vài trái myrtille trên mặt, cho bánh được đẹp mắt hơn
-  Bỏ lò nướng khoảng 20 phút
Chú ý:
Nếu không có trái myrtille, thì các bạn có thể thế chocolat, nhưng nhớ để thêm một gói bột vanille vào,
Hoặc có thể thế bằng nho khô, nhớ ngâm nho vài giờ trước khi để cho khô, và thêm một muỗng súp rượu rhum vào



Khuôn để làm bánh muffins



+ Canh rong biển

Thời tiết đang bắt đầu trở lạnh .Các  bạn hãy chuẩn bị những món ăn ấm áp cho gia đình lúc vào đông nhé.


Nguyên liệu:
- 200g sườn non,

- 50 rong biển (loại nấu canh),
- 1 miếng đậu hũ trắng,
- 20g củ gừng, 1 cọng hành lá, bột nêm, đường, nước mắm.

Thực hiện:
Sườn non chà muối cho sạch, rửa rồi để ráo, chặt khúc dài 2cm.

Rong biển ngâm vào nước cho mềm, vớt ra, để ráo.
Đậu hũ trắng thái miếng vuông, cạnh 1,5cm.
Gừng gọt vỏ, đập cho dẹp , hành lá thái xéo.

Nấu sôi 1 lít nước, cho sườn non vào đun sôi, hớt bọt. Thả miếng gừng vào
Nấu  khoảng 15 phút để sườn non chín mềm, cho rong biển và đậu hũ trắng vào, đun thêm 2 phút.
Nêm gia vị 1 muỗng cà-phê bột nêm, 1/2 muỗng cà-phê đường và 1 thìa cà-phê nước mắm.

Múc canh ra tô, bày sườn non, rong biển và đậu hũ trắng sao cho mỗi thứ một góc.
Sau đó, rắc tiêu và  hành lá lên.

+ Bò kho ớt



 
Nguyên liệu:
- 300g bắp bò,
- 100g gừng non,
- 5 củ hành tím,
- 2 quả ớt sừng, bột nêm, đường, tiêu, nước mắm.
Thực hiện:
 
- Bắp bò luộc chín, thái khoanh mỏng. Ướp với 4 muỗng  súp nước mắm, 1 muỗng súp đường,1 muỗng cà-phê bột nêm và 1 muỗng cà-phê tiêu.
Gừng non rửa sạch, cạo vỏ, đê nguyên củ.
Ớt sừng thái khúc dài 2cm
Hành tím bóc vỏ, cắt làm tư , lớn thì làm 6.
Bắp bò cho vào nồi, kho trên lửa vừa.
Khi bò săn lại, cho gừng và ớt vào kho chung. Khoảng 5 phút sau thì bắp bò thấm nhưng còn hơi dai, cho tiếp hành tím vào, kho thêm 2 phút, tắt bếp
Khi lấy đủa xăm vào thịt, thấy thịt mềm là được. Nếu kho chưa tới sẽ bị dai và cứng

+ Bí đỏ xào nghêu



Nguyên liệu:
 
- 100g thịt nghêu,
- 350g bí đỏ, loại thịt đ
- 100g nấm đông cô (loại tươi),
- 50g củ hành tây (1 củ nhỏ), 2 cọng hành lá, 10g tỏi băm, bột nêm, đường, dầu ăn.


Thực hiện:
 
Nghêu rửa sạch, để ráo.
( Nếu mua tươ
i thì phải mua hơn 1kg, ngâm nước , rồi ra sạch, bỏ vào nồi đậy nấp lại cho ngêu m miệng ra, lấy thịt, để vào tô khoảng 100g thịt nghêu )
- Bí gọt vỏ, dùng dao răng cưa thái thành từng khoanh dài 4cm, ngang 0,5cm đến 1cm.

Hành lá thái khúc dài 1,5cm
 
- Nếu không có nấm đông cô, có thể thế nấm rơm, hay nấm champignon de Paris. cắt làm tư, nấm rơm thì làm hai hay để nguyên nấm, nếu nấm nhỏ.
Phi thơm tỏi với 2 muỗng súp dầu ăn, cho nghêu vào đảo đều rồi cho bí đỏ và nấm đông cô vào xào cùng 3 thìa súp nước.
Nêm gia vị gồm 1 muỗng súp bột nêm và 2 muỗng cà-phê đường.
Khi bí đỏ chín hơi mềm, cho hành tây vào xào thêm 1 phút, tắt lửa.
Bày ra dĩa. Rắc hành lá hay rau mùi lên cho thơm

+ Ếch xào ớt chuông ( Poivrons


 

 
Nguyên liệu
- 1/2 kg đùi ếch
- 50g ớt chuông đỏ,
- 50g ớt chuông vàng,
- 50g ớt chuông xanh,
-  3 củ hành tím
- 5g tỏi bằm nhuyển, 10g gừng, bột nêm, đường, tiêu, nước tương, tương ớt,  dầu ăn.
Thực hiện:
Ếch rửa sạch, để ráo, chặt làm tư. Ớt chuông đỏ, xanh vàng thái miếng vuông, cạnh 1,5cm.
Hành tím bóc vỏ, sắc lớn miềng
Gừng gọt vỏ, thái sợi nhuyễn.
- Phi thơm tỏi băm và gừng thái sợi với 1,5 muỗng súp dầu ăn. Cho ếch vào xào.
Nêm gia vị gồm 1 muỗng  súp nước tương, 2 thìa muỗng tương ớt , 1/2 muỗng súp bột nêm ( hay bột ngọt) và 1 thìa muỗng đường.
- Khoảng 2 phút sau , cho ớt chuông và hành tím vào xào, đảo đều.
- cho 1/3 chén nước vào.
-  Để sôi khoảng 3 phút; để chút bột mì tinh hay Fécule Pomme de terre cho sốt sánh lại,
- Trút vào thố đất, ( Thố đất nên để trên lửa cho nóng trước, sau đó trúc ếch vào, hâm nóng với lửa thật nhỏ cho ếch mềm,.
Đem thố để trên một cái dĩa, rắc 1/2 thìa cà-phê tiêu, hành lá hay rau mùi ( rau ngò ). Đậy nấp thố lại
Dùng nóng với cơm trắng



Go back

+ Nem chua jambon cuit

Vật Liệu:
500g jambon cuit cắt lát.
Da heo tươi hai bịt.
Giấm, đường, muối,tiêu nguyên hột, bột ngọt .
Cách làm: Giấm, đường, muối, bột ngọt trộn chung lại vừa ăn chua chua, ngọt ngọt.
Sắp jambon vào khuôn nhựa hoặc sành, chế hỗn hợp gia vị vào và để qua đêm đến sáng trong tủ lạnh.
Lấy nồi bắt nước chờ sôi, bỏ da heo vô quậy đều, trút da heo ra rổ cho chút muối, bóp da heo cho sạch và xả lại nước lạnh , vắt ráo để khô.
Lấy một tấm thớt để một miếng jambon, rải da heo lên mặt,rải vài hạt tiêu, cứ thế khoảng 4 lớp thì cuộn tròn lại, cắt một tấm film transparent gói thật chặt, lấy dây cột thật mạnh tay. Cứ thế mà làm cho đến hết thịt và da heo.
Lấy nồi hấp, bắt nước để sôi. Cho nem vào hấp cách thủy khoảng 15' , lấy ra để nguội, cho vào tủ lạnh ngăn thường.
* Nếu ai thích dùng tỏi thì bầm nhuyễn tỏi trộn chung với da heo .

+ Hoành thánh chiên




 
Hoành thánh người tàu thường gọi là wonton , món này chúng ta có thể hấp để dành nấu mỳ hoành thánh, hay chiên dùng làm món ăn khai vị hay món ăn đầu tiên, trước khi tiếp tục dùng các món ăn khác
Nguyên liệu:

- 1 gói wonton (50-60 lá)
- 300 gr thịt heo xây
- 300 gr tôm bóc vỏ cắt hột lựu.
- 4-5 cũ năng cắt hột lựu ( đừng nhỏ quá, cũng đừng to quá)
- 3/4 - 1 củ hành tây bằm nhuyễn
- 1/2 muỗng cà phê bột ngọt hay đường
- 3-4 cây hành lá
- dầu mè vài giọt cho thơm
- tiêu , muối, bột ngọt, bột nêm

Cách Làm:
 
Củ năng hay măng tre lấy gốc già, cắt con cờ thật nhỏ, hay xắt dài, bằm lại, nhưng đừng nhỏ quá mất độ giòn của củ năng
Sau đó trộn tất cả  lại ( Thịt, tôm, củ hành, củ năng,hành lá , củ hành ) nêm nếm tiêu, muối, bột ngọt, bột nêm, dầu mè cho vừa miệng - nếu lạt thì cho thêm tí muối. Đừng cho muối vào nhân trước vì sẽ mặn.
Chú ý: 
Nếu thấy khô hay mặn thì cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà vào.
Cũng có người cho thêm nấm mèo, ngâm cho nở , rửa sạch, cắt bỏ rể bằm nhuyển, hay cà rốt, cắt nhỏ như củ năng cho thêm vị ngọt của cà rốt.
Sau đó cho nhân vào lá wonton gói lại theo ý thích –
Wonton có thể đem đi chiên, hoặc hấp, nếu hấp thì không quá 6 phút.

Hay luộc là súp hoành thánh,
Chú ý:
Nếu hấp nhớ bỏ lớp giấy bạc ( nhớ trét chút dầu) hay lá chuối lên nồi rồi dùng đũa đục lỗ đễ hơi có thễ lên trên và làm bánh chín - hấp xong lấy bánh ra liền làm như vậy bánh sẽ không bị bễ và dính đáy nồi - thời gian hấp không quá 6 phút

Cách gói Hoành Thánh

+ Hoành thánh cuốn tôm chiên

Nguyên liệu:

- 20 miếng hoành thánh
- 10 con tôm cỡ vừa lột vỏ
- 20 con tôm cỡ vừa lột vỏ chừa đuôi
- 1 củ hành tây thái nhỏ
- hành lá thái nhỏ
- 3/4 cup thịt heo xay
- 1 cái trứng gà đánh
- Muối, tiêu, đường, bột năng, dầu ăn. Mỗi thứ một ít.

Cách làm:

- Cho 10 con tôm, hành củ thái nhỏ, hành lá, muối, tiêu, đường và bột năng vào máy xay nhuyễn.

- Cho tôm xay ra tô trộn chung với thịt heo xay cho đều. Sau đó, để vào tủ lạnh 10 phút.

- Trãi da hoành thánh lên đĩa. Thấm trứng vào 4 góc.
- Trãi 1 muỗng cà phê tôm thịt theo đường chéo lên da hoành thánh.
cho con tôm có đuôi lên trên và nhẹ tay cuốn, từ góc đầu tôm đến 2 bên góc.
- Cho hoành thánh vào chảo chiên lửa nhỏ.
Khi hoành thánh vừa vàng thì vớt ra để vào rổ có lót giấy cho thấm bớt dầu. Dùng với sốt mật.

Cách làm sốt mật (Honey sauce):

- Cho 6 muỗng canh mật, 3 muỗng canh đường, 6 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng canh nước, 1 muỗng cà phê bột năng vào nồi.
- Vặn lửa nhỏ, quậy đều tay cho đến khi sốt sệt lại. Nếu thích cay, có thể thêm ớt bột hoặc ớt sốt vào. Thêm lá ngò lên mặt trước khi dùng.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng

+ Tôm Càng Kho Rượu Ngũ Vị Hương

Nguyên Liệu:

- Tôm càng tươi
- Muối
- Tiêu
- Rượu
- Ngũ Vị Hương

Cách Làm:

Chặt bỏ gai nhọn trên đầu tôm, cắt bỏ hàng chân râu. Cắt hai mang sốp lột vỏ nặn gạch để riêng vào tô đánh nhuyễn, đổ chút rượu (rượu ấp sanh hay rượu đế nước nhất hay Ngũ Gia Bì lâu năm là ngon hơn hết) thêm vào tiêu và chút Ngũ Vị Hương. Bắc lên bếp nấu cho chín gạch. Lột vỏ tôm (chừa lại phần đuôi) xẻ lưng lấy chỉ đen ra.


Tôm bỏ vào trả đổ vào nước muối pha rượu, 7 phần nước muối 3 phần rượu (tùy theo miệng ăn mà bỏ nhiều hay ít muối, nhưng tôm kho mặn mới ngon và để được lâu) nấu lửa cao cho sôi.
 Lấy tôm ra, thấm khô nước rồi bỏ trở lại vào trả, lựa để cho đuôi tôm xoè ra ôm bụng con tôm. Chờ nước sôi lên chừng vài phút thì bớt lửa nhỏ, trở tôm hai bên cho đều.
 Khi gần cạn nước thì nhúng từng con tôm vào gạch đã để sẵn, bỏ trở lại trả tôm. Khi tôm thấy khô da bên ngoài là được.

+ Tôm hấp bia sốt cà chua

Nguyên liệu:

- 1 kg tôm sú tươi
- Que xiên bằng tre
- 3 trái cà chua
- Gia vị tiêu, muối, đường, nước mắm ngon, dầu ăn, sa tế

Thực hiện:

Tôm rửa sạch bóc vỏ, bỏ đầu, chừa lại phần đuôi, cắm vào xiên tre ( mỗi xiên khoảng 4, 5 con)

Cà chua rửa sạch, lấy mũi dao rạch vài đường trên mặt trái rồi trần qua nước sôi để tách phần vỏ. Sau khi đã tách vỏ, cắt làm hai, bỏ sạch hạt rồi băm thật nhuyễn, để riêng.

Hành tỏi băm nhuyễn, phi lên cho thơm rồi trút cà chua đã bằm vào chảo. Thêm vào chút nước mắm ngon, nêm gia vị : sa tế, đường, bột ngọt, tiêu, chút xíu nước, quậy thật đều để cà chua chín nhuyễn rồi nhắc xuống. ( Nếu sốt hơi loãng, lấy một muỗng cà phê bộ mì tinh hay bột fécule pomme de terre, hòa với chút nước lạnh, để từ từ vào sốt, khi sốt hơi đặt lại. Nếu thích cay nhiều, để bột sa té nhiều hơn.

Đổ một lon bia cùng với ít nước lạnh vào nồi hấp rồi xếp tôm lên, đậy vung chặt, nấu sôi để hấp chín tôm trong vòng 15-20 phút là được.

Trình bày:

Múc sốt cà chua ra đĩa, bày xiên tôm lên trên , bỏ thêm ít ngò cho đẹp

+ Canh bún

Món canh bún, nhiều khi Ct.Ly thấy có nhiều người gọi là bún riêu, ở hải ngoại, còn thấy có người biến chế món này, thêm thịt heo bằm viên vào , hay tôm bằm viên vào. Đó cũng là khẩu vị của mình mà thôi, nhưng gọi là canh bún thì đúng hơn là bún riêu.

Nguyên liệu:

- 1kg cua đồng xay , trước khi xay nhớ lấy gạch để riêng .
- 1 bó rau nhút hoặc rau muống.
- Hột điều đỏ : 2 muỗng cà phê.
- Hành lá , hành củ , muối , nước mắm , mắm tôm , chanh , ớt bằm .
- Đậu hủ chiên , huyết heo ( tuỳ thích )
- 1/2 kg bún cọng to

Cách nấu:

- Cho cua xay vào nồi nước, lược qua rây bỏ xác, thêm vào nồi nước 1 muỗng cà phê muối, bắc lên bếp nấu lửa vừa, canh cho váng cua nổi lên là bớt lửa, vớt cua ra tô để riêng cho đừng bị nát.

- Cho 2 muỗng canh dầu vào chảo phi với 2 muỗng hột điều đỏ, vớt bỏ hột điều, cho tiếp vào chảo hành lá cắt khúc & hành củ bào mõng & gạch cua xào nhanh tay vừa thơm là trút vào nồi nước canh cua. Nêm nếm lại cho vừa ăn, gần dọn ăn mới cho vào nồi: cua, bún, tàu hủ chiên, huyết heo .

- Luộc rau: nước thật sôi mới cho rau muống (rau nhút) vào luộc vừa chín trút ra rổ và xối qua 1 lượt nước lạnh cho rau được xanh & giòn.( Đừng luộc chính quá mất ngon)
- (Nếu là rau muống bào thì nên để sống, để vào dĩa, để giá, rau muống chẻ, bắp chuối chẻ, rau granh giới, ớt. Để tyrên bàn để ai muốn dùng rau gì thì để vào tô theo khẩu vị.)

Dọn ăn:
 Cho rau muống vào tô, múc canh bún lên trên, sau đó cho muỗng mắm tôm, vắt tí chanh & muỗng ớt bằm,

Món này dùng cay mới ngon.

+ Dầu cháo quẩy

 
Với những chiếc cháo quẩy rán giòn bạn có thể dùng riêng với nước mắm pha, hoặc ăn kèm với phở, cháo cho bữa sáng.
Nguyên liệu:
- Bột mì: 500 g
Muối, bột nở (1 thìa)
- Trứng gà 1 quả
- Nước tro tàu 1 thìa,
- Bột mì áo
Thực hiện:
Bột nở, đường, muối, nước tro tàu, nước trộn đều. Đổ hỗn hợp nước trên vào bột mì đã rây sạch cùng trứng gà, nhồi thật đều ủ trong 1 giờ.
Chia bột ra từng phần, nhồi một lần nữa với bột áo. Ủ thêm 10-20 phút.
Vo khối bột tròn dài, cán theo chiều dọc và ngang độ 8-10 cm, dày cỡ 0,7 cm. Cắt bột ra từng miếng bằng nhau, rộng cỡ 2,5-3 cm. Lấy que tre mỏng nhúng vào nước lã gạch lên giữa miếng bột, sau đó lấy miếng bột khác chồng lên, dùng dao ấn giữa hai miếng bột.
Chiên: Trước khi thả bánh vào, kéo cho miếng bột dài ra thêm và thả từ cạnh chảo cho rơi xuống từ từ, trở bánh bằng cách hất qua, hất lại.
(Yennhi sưu tầm)

+ Xôi lá sen

Xôi nếp cuộn lá sen nhồi nhân tôm thịt. Xôi ăn nóng rất ngon.
Nguyên liệu:
Nếp ngon: 400g
Thịt thăn heo: 200g
Tôm khô: 50g ( Hay 100g tôm tươi )
Lá sen: 2 lá
Tỏi băm: 1 muỗng cà phê
Bột nêm: 1 muỗng cà phê
Đường: 1 muỗng cà phê
Cách làm:
Nếp nấu chín. Thịt heo cắt hạt lựu, tôm khô ngâm nước ấm cho nở mềm.
Nếu để tôm tươi thì lấy vỏ, và đường chỉ đen trên lưng tôm, sau đó, rửa sạch với muối, bằm nhỏ nhưng đường nhuyển , bằm tôm thành miếng)
Phi tỏi cho thơm rồi cho thịt heo, tôm khô vào xào,tôm tươi  nêm đường, bột nêm vừa ăn.
- Lá sen luộc với nước muối, cắt lá sen thành miếng cỡ bàn tay. Đơm xôi nếp vào lá sen, cho tôm thịt đã xào vào giữa làm nhân.
Gói lá sen lại thành cuốn. Xếp các cuốn xôi vào xửng hấp độ 15 phút. Cho xôi ra dĩa trang trí với hoa sen. Xôi lá sen có thể chấm thêm với nước tương.

+ Xôi đậu phộng

Nguyên liệu:

1kg nếp ngỗng
2 muỗng súp mè trắng
500g đậu phộng
muối, đường, lá chuốị
Cách làm:
Chuẩn bị :
- Nếp vo sạch, đổ nước ngập, ngâm độ 2 giờ ( nếu nếp lộn gạo phải ngâm lâu hơn 4 giờ ).
- Đậu phộng rửa sạch
- Ngâm nước khoảng 30 phút, thay nước khác. Cho đậu vào xoong nấu + chút muối, thấy hột mềm là được, đổ ra rổ, xả nước sạch lại để ráo.
Ở bên hải ngoại, đậu phộng to hơn và nấu có khi lâu mềm, các bạn để muỗng cà phê thuốc mặn vào ( bicarnonade ) đậu sẽ mền nhanh hơn.
- Mè gạn sạch cát, rang vàng, giã sơ + chút muối rang sẵn.
Thực hiện :
- Hấp nếp ngâm xong, đổ ra rổ, xả nước lại cho trong, để ráo nước, trộn chút muối, cho đậu phộng vào trộn chung.
- Xửng nước sôi, cho lá chuối lót vào xửng,hay lót một tấm vải mỏng nếu không có lá chuối,  cho nếp vào hấp lửa to 1 giờ,
- Thấy nếp mềm trong là chín
Khi hấp, mở nắp xả hơi, dùng đủa lớn xới cho xôi mau mềm, chín.
Trình bày :
Xôi đổ ra đĩa, rắc lên muối mè. đường, dừa sợi.

+ Xôi Xoài




 
Vật liệu:
 
- 2 chén nếp, ngâm trong nước ấm khoảng 3 giờ đồng hồ và để ráo (hay 5 chén xôi nếp chín)
-1 lon (14 oz. hay 1 ¾ chén) nước cốt dừa
-1 chén đường cát trắng
-1 muỗng cà-phê muối
-4 trái xoài chín (hay 6 trái xoài Thanh Ca)
 

Thực hiện:

  1. Cho nếp vào xửng, hấp khoảng 30-40 phút cho chín.
  2. Cho nước cốt dừa, đường, muối vào một nồi nhỏ, nấu lửa nhỏ khoảng 10 phút cho tan đường.
  3. Trộn nước dừa đã nấu vào xôi cho thật đều, để thấm khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi ăn.
  4. Ngay trước khi ăn mới gọt xoài, thái từng miếng nhỏ vừa miệng ăn.


Trình bày:

Lấy một đĩa trung bình, xếp xôi chung quanh đĩa, xếp xoài vào giữa, cho một cọng rau thơm có màu xanh trên mặt xôi cho đẹp.

+ XÔI XIÊM

VẬT LIỆU :
- 1kg nếp ngỗng
- 6 múi sầu riêng
- 100gr bột mì
- 50gr bột gạo
- 300gr dừa nạo
- 300gr đường cát
- 3 trứng gà
- 3 muỗng súp sữa đặc có đường
- Chút muối
Cách làm:
Chuẩn bị
-Gạo nếp : Vo sạch, ngâm nước ấm khoảng 4 tiếng, xả sạch, để ráo nước, cho nếp vào xửng.
-Sầu riêng : Lựa loại chín mềm, dày cơm, ngọt, tách bỏ hột, dầm nát.
-Lá dứa : Bỏ gọn cho vào đáy nồi
-Trứng gà : Đánh tan, bỏ bớt 2 lòng trắng, chỉ lấy 1 trứng nguyên + 2 lòng đỏ.
-Bột gạo + bột mì : Trộn chung.
- Dừa nạo : Nhồi nước ấm vắt lấy 300cc nước cốt.
Thực hiện
Đặt nước sôi, cho xửng lên hấp xôi.
-Trong khi hấp, thỉnh thoảng rưới nước cốt dừa có pha một chút muối vào. Rưới khoảng 200cc nước cốt dừa là được.
-Xôi chín, trộn sầu riêng vào hấp thêm 10 phút nữa. Xôi chín, xới dĩa hay nhấn khuôn.
Cách làm nhân
-Bột gạo + bột mì trộn chung
-Nước cốt dừa + sữa + 100gr đường + trứng gà quậy đều, trộn chung với bột. Lược lại cho mịn.
- Đặt lên bếp nấu nhỏ lửa, đến khi đặc, mịn là được. Nếu muốn thơm và ngon cho 1 chút vani và 2 múi sầu riêng là được.
Cách dùng
Lấy xôi ra dĩa, trên mặt xôi trét phần nhân. Có thể rắc thêm chút mè rang vàng.

+ Xôi lá cẩm đậu xanh

Nguyên liệu
- 1 lít nếp tốt
- 1 bó lá cẩm
- 300g
đậu xanh cà
- 250g
đường cát
- 2 muỗng xúp dầu
ăn
- 1 gói vani
- 1 chút muối
 
Cách làm
-
Đậu xanh: ngâm nước cho mềm, đãi sạch vỏ, nấu chín với chút muối, tán nhuyễn.
- Cho
đường vào chung với đậu, bắc lên bếp sên cho đặc, nhắc xuống cho vani vào.
- Nếp: vo sạch,
để ráo nước.
- Lá cẩm: nấu sôi với nước cho ra màu tím, lọc lại lấy nước bỏ lá.
- Cho nếp vào soong, chế nước lá cẩm vào cho ngập nếp, cho thêm chút muối bắc lên bếp nấu chín.
- Khuôn thoa dầu
ăn, múc xôi cho vào ½ khuôn ém chặt, cho lớp đậu xanh vào giữa, trên cùng cho lớp xôi đè lại thật chặt, xới ra dĩa trình bày tùy thích.
* Chú ý: lớp
đậu xanh ở giữa, có thể thay bằng lớp chả lụa cũng được.
 

+ Chả tôm - Bắp bào




Nguyên liệu
- 100gr tôm xú 
 - 150gr bắp đã bào hay bắp hộp.
- 1 miếng đậu hủ ( đậu phụ) non.
- 2 cọng hành lá, thái nhuyễn.
- 1 thìa súp bột năng. - 1 thìa súp bột nêm.
- 1 thìa cà phê tiêu.
- Tương ớt, rau xà lách, dầu ăn. 
 
Cách làm

- Rửa sạch tôm, xay nhuyễn.
- Hấp chín bắp ( Nếu bắp hộp thì không cần hấp), vớt ra để riêng.
- Cho đậu hủ vào khăn mỏng, vắt khô.
- Trộn đều tôm, ngô, đậu hủ non.
- Cho hành lá, bột nêm, tiêu vào, trộn thật đều.
 - Tiếp đến, vo hỗn hợp thành viên, ấn dẹp rồi lăn qua bột năng.


Cho từng viên vào chảo dầu nóng, rán vàng, vớt ra để ráo.

Món này có thể dùng với rau sống cuốn, chấm với nước mắm pha

+ Cá Rô sốt me




Nguyên liệu
- 2 con cá rô to.
- 3 thìa súp nước cốt me.
- 2 thìa cà phê đường.
 - 1 thìa cà phê bột nêm.
 - 1 thìa súp nước mắm.
- 1 thìa cà phê củ hành tím băm.
- 1/2 thìa cà phê ớt băm, tiêu. 
 
 
Cách làm

- Làm cá: cắt bớt phần vây cho sạch.
Rửa cá với nước muối pha loãng. Dùng dao cạo sạch lớp nhớt trên mình cá để giảm mùi tanh. Ướp với bột nêm và tiêu để khoảng 10 phút.
- Chiên vàng cá trong chảo nhiều dầu. Vớt ra, để ráo. Có thể dùng giấy thấm để hút bớt dầu thừa.
- Cho vào chảo khoảng một thìa súp dầu ăn, phi thơm hành tím và ớt băm. Thêm nước cốt me, đường và nước mắm vào, xào nhanh tay cho đến khi nước sốt hơi sệt lại.
 
- Bày cá ra đĩa, rưới nước sốt lên trên.
 
Dùng với cơm trắng nóng

+ Bún kèn cá




Nguyên liệu
- 450 g thịt cá lóc phi-lê
- 300 g dừa nạo để lấy nước cốt,
- Kroeung (gia vị của người Khmer),
- bột cà-ri, đinh hương, bông tai dị, quế, ớt; bún, rau sống (xà lách, bắp chuối, giá, rau quế). 
 
 
Cách làm

Đun nước sôi, cho thịt cá lóc vào nấu chín rồi để nguội, tán nhuyễn khoảng 300 g, còn lại để xếp trên mặt với bún.
- Dùng một nồi khác, phi hành, tỏi hơi vàng rồi cho bột cà-ri, đinh hương, bông tai dị, quế vào xào chung với cá đã tán nhuyễn.
- Cho nước luộc cá vào hỗn hợp trên; nêm gia vị vừa ăn, sau đó đổ tiếp nước cốt dừa vào, tắt lửa và rải ít ớt bị trên mặt.
-Xếp bún và rau sống để dùng với nước lèo còn nóng, kèm theo chanh, ớt.
 
Đây là một món ăn xứ Cam Bốt, ở đây người ta dùng món này thật cay và để nước cốt dừa nhiều, cho bún vừa cay vừa béo , hòa với hương vị cá được ướp với cà ri, rất ngon và lạ miệng ;

+ Cơm Lam Gà Nướng



 
Đi dạo thấy món này cũng hấp dẫn, mang về cho đầu bếp Ly nấu cho thư quán ăn bữa coi nà! 
 Nguyên liệu:
-1 con gà ta làm sạch, nên chọn gà mái tơ để nướng cho thịt mềm.

-1 kg gạo dẻo, nếu tìm được gạo nương của đồng bào là ngon nhất. Ở những thành phố lớn thì các bạn nên mua loại gạo dẻo nhất nấu mới ngon. Ngâm nước gạo khoảng 3 tiếng trước khi nấu.
-7 ống tre nứa còn tươi để ống nứa không bị cháy và còn giữ mùi thơm.
-1 ít lá chuối để lát nữa bịt ống tre lại

 
-Ít lá bưởi để bọc gà.

-Gia vị: muối, ớt xiêm xanh, lá é, sả, dầu ăn, hạt nêm từ thịt.

Các bước thực hiện:
Bước 1
:

 Làm cơm lam: Chọn gạo thật dẻo, ngâm nước 3 tiếng đồng hồ trước khi nấu, rồi vớt ráo, cho vào ống nứa, bịt lá chuối lại rồi cho vào nồi luộc. Sau đó nướng trên lửa than.
Bước 2:

 Cho 1 muỗng canh muối, một nắm lá é, rồi ớt xanh, thêm hạt nêm từ thịt hoặc bột ngọt rồi giã nhuyễn. Nếu không mua được lá é có thể thay bằng rau răm hoặc ngò gai cũng thơm nhưng vẫn không thể bằng mùi thơm của lá é được. Ướp gà với hỗn hợp muối ớt vừa làm xong trong vòng 15-30 phút. Chuẩn bị một ít lá bưởi bọc gà lại. Nướng gà trên lửa than khoảng 20 phút, cho đến khi gà chín vàng đều.
Bước 3:

 Làm muối ớt sả: Bằm nhuyễn sả, ớt rồi xào qua với một xíu dầu cho thơm. Cho muối và một chút hạt nêm vào cho vừa mặn mặn cay cay.  

+ Thịt heo chà bông

 
 
Nguyên liệu:
Làm từng ít một với khoảng 1 kg thịt.
1. Chọn thịt heo nạc thăn lưng.
Thịt thăn lưng khi thái ra có dạng miếng dài, lóc bỏ  phần mỡ, gân, cho thật sạch, cắt  thịt thành từng khúc khoảng 10cm, 
2. Cho thịt vào dĩa sâu lòng, hấp cho thịt chín ( Làm thịt chà bông nên hấp thịt đừng nên luộc, vì nếu luộc vị thịt chà bông sẽ mất đi chất ngọt của thịt
3. Sau khi thịt chín để nguội , dùng một cái chày hoặc một vỏ chai sạch đập nhẹ lên khối thịt cho tơi mềm ra rồi mới tước thành sợi cỡ hơn như cây tăm là được. Không xé quá nhỏ sẽ khó chà thành bông.
Không giã thịt bằng chày cối, thịt sẽ dập nát ra chứ không thành dạng bông được.
4. Cho thịt đã tước nhỏ vào trong một chảo dày,  cho vào 1 muỗng cà phê muối / 1 kg thịt hoặc 1 muỗng súp  nước mắm.
Bắc lên bếp, mở nhỏ lửa cho vừa nóng ấm chảo, không để lửa lớn, vì lửa lớn thịt sẽ mau khô,  nhưng sẽ ngã màu vàng cháy mất đẹp. Dùng đũa tre . Đảo thịt đều tay và liên tục khoảng hơn mười phút, nếm thử sợi thịt xem vị mặn vừa khẩu vị chưa rồi mới quyết định cho thêm ít muối hoặc nước mắm rồi đảo tiếp cho đến khi sợi thịt thật khô ráo .
Thử bằng cách vo nát vài sợi thịt giữa hai đầu ngón tay thấy thịt tơi ra dạng bông mà không gãy nát là được.

Nếu đảo lâu trên chảo, chà bông sẽ bông ra như dạng bông gòn.
Khi đem cất vào hũ hay hộp đậy kín, nhớ đừng ép thịt chà bông nhiều quá, hãy để thịt tơi ra tự nhiên, và nhớ đậy kín thịt.
Chú ý:
 Thịt chà bông làm cũng phải có chút kinh nghiệm, 1- Là đừng để lửa to quá,
2- Phải đão thịt thường xuyên, để thịt được bông tơi ra
3- Nên chọn thịt tươi, thì thịt mới bông ra đẹp ra, và mùi vị cũng ngon hơn là mua thịt không được tươi.
4- Nên cẩn thận trông chừng  nếu làm khô quá thì thịt không ngon nhưng còn ướt quá thì không để lâu được.

Món thịt cà bông dùng với cháo trắng, bánh mì hay cơm rất ngon

+ Cá lóc chà bông

Cá lóc chà bông có vị thơm ngọt, để được lâu.

 Dưới đây là cách làm để được món ruốc cá này bông, mịn.
Nguyên liệu:
- Cá lóc: 1 con (500-600g)
- Muối, tiêu,
Thực hiện:


- Chọn cá còn sống hoàn toàn. Cá lóc đen thịt ngọt hơn cá lóc bông.
- Làm sạch vẩy, cạo da cho kỹ, cắt cá ra từng lát mỏng chừng 1-2 cm để cá dễ thấm gia vị.
- Cho cá vào đĩa sâu lòng, ướp trộn mỗi 500g cá với: 1 thìa cà-phê muối + 1/3 thìa cà-phê tiêu bột, để qua 20 phút. Hấp khoảng 10 phút sau khi nước sôi già, khi hấp đậy nắp kín xửng.
- Cá chín lấy ra để nguội và ráo hoàn toàn, gỡ bỏ xương và da cá.
- Dùng chày cối quết nhẹ tay cho cá tơi mềm. Sau khi quết dùng một rây kim loại (hoặc rá tre lỗ nhỏ) cho vào từng ít cá một, lấy muỗng lớn chà mạnh và đều tay cho cá qua rây tơi đều ra.
- Sau khi chà cá qua rây, bắc chảo lên bếp, chảo không dính càng tốt.
Mở lửa vừa nóng ấm chảo, cho cá vào, nếm thử cá vừa ăn, nêm vào từ từ một ít muối, dùng đũa tre đảo đều nhẹ tay rồi nếm lại tùy khẩu vị mà cho thêm muối, đảo cá liên tục cho đến khi cá ráo khô và tơi mịn hoàn toàn.
- Để cá nguội hẳn mới cho vào hũ thủy tinh sạch, khô... đậy kín.
(Sưu tầm)

+ Hành tây lăn bột chiên



 
Nguyên liệu

2 củ hành tây to
½ chén bột chiên dòn
Nước
½ muỗng càphê bột nêm
½ muỗng càphê tiêu
Tương ớt
Thực hiện

Hành tây bóc vỏ, thái khoanh vừa, tách từng khoang rời ra.
Hòa tan bột chiên với nước và gia vị cho có độ sánh vừa.

 Nhúng hành tây vào bột, chiên trong chảo nhiều dầu, lửa lớn.

Chiên nhanh chỉ cần có màu vàng nhẹ là được.

Vớt ra để ráo dầu, cho lên trên 1 lớp khăn giấy để rút hết dầu.

Dọn nóng, dùng chung với tương ớt.

+ Bắp cải cuốn thịt




Nguyên liệu:
- 100 gr thịt nạc dăm xay nhuyễn
- 6 lá bắp cải
- 1/2 củ hành trắng
- Gia vị: Muối, tiêu, đường
- Hành lá, ngò ( rau mùi)

Thực hiện:
- Thịt nạc dăm ướp gia vị: muối, tiêu, đường, hành lá chỉ lấy phần trắng, trộn đều.
- Củ hành trắng băm nhuyễn.
Trộn củ hành trắng với thịt cho đều. Hành lá tách từng cọng, nhúng nước sôi.
Bắp cải gỡ rời tách từng lá, rửa sạch, cắt bỏ bớt sống lá. Bỏ vào nước sôi luộc cho mềm
- Cho thịt vào giữa lá bắp cải, gói lại. Cột chặt bằng hành lá.
- Cho bắp cải vào đĩa sâu lòng với 1 chén nước, cho vào lò vi sóng, đặt ở chế độ Micro, nấu 3 phút thì cuốn bắp cải chín.
- Xếp các cuốn bắp cải ra đĩa, rắc đậu phụng rang lên.
* Nếu nhà không có lò Micro thì có thể bỏ vào lò nướng, hay bỏ vào chảo hầm,
* Nếu muốn bắp cuộn thịt có thêm sốt, cho đậm đà, Bỏ vào dĩa bắp cuộn thịt vài muỗng súp sốt cả chua, khuấy cho đều, để chút gia vị vào sốt, để chút nước mắm, tiêu , muối, bột nêm nào rồi bỏ lò nướng hay bỏ vào Micro nấu  
Dùng với cơm trắng hay bánh mì, nuôi luộc xào bơ cũng ngon

+ Thịt ba rọi om cà tím



Nguyên Liệu:
 
- 2 trái cà tím khoảng 200gam
- 200gam thị ba rọi
- 1 bìa đậu phụ nướng
- Hành tỏi băm, ớt tươi
- Nước mắm, nghệ, mẻ, mắm tôm
- Gia vị: muối , tiêu, đường
- Hành lá, tiá tô

Thực Hiện:

  1. Cà rửa sạch, bỏ cuống, cắt múi vừa ăn, ngâm vào nước có pha chút muối.
  2. Thịt ba rọi ướp hành tỏi băm, muối, tiêu, đường.
  3. Cho dầu ăn vào chảo, phi hành tỏi cho thơm. Cho thịt vào, đảo săn, Xong cho cà tím vào đảo đều, cho mẻ, nước nghệ ép, mắm tôm vào đảo đều. 
  4. Cho nước dùng xăm xắp, đun cho thịt gần mềm thì cho đậu nướng cắt miếng vừa ăn vào. Đun thêm chút nữa cho nước hơi sánh, Cho hành lá và tía tô  thái nhỏ vào
  5. Múc thịt ba rọi và cà ra đĩa, rắc tiêu ăn nóng

+ Bánh Khoái Huế




Nguyên liệu:
- Bột gạo loại I: 400g
- Thịt bò loại mềm: 200g
- Nạc heo quết: 200g
- Tôm tươi: 300g
- Trứng vịt tươi: 5 cái
- Gan heo: 100g
- Hành tỏi: 100g
- Nước tương: 200g
- Ðậu phụng: 100g
- Dầu, đường, mè trắng
- Xà lách 400g, rau thơm: 100g
- Rau cải con: 100g
- Chuối chát xanh, khế chua, vả mỗi thứ 2 quả, nước mắm, mì chính, tiêu, muối, ớt bột
Cách làm:
- Bột gạo rây kỹ, hoà với nước lạnh theo tỷ lệ một bột sáu nước, cho một ít muối vào đánh trứng xong, cho vào bột khuấy thành bột nước, hơi loãng.
- Tôm rửa sạch, đem hấp, bỏ đầu đuôi, bỏ vỏ
- Thịt bò loại mềm ướp tiêu, muối, mì chính
- Nạc quết cho vào một ít gia vị
- Giá rửa sạch để ráo
- Ðun nóng khuôn bánh, cho dầu vào khuôn láng đều.


Múc bột đổ vào tráng khuôn, vài phút sau cho thịt bò,nạc heo quết, tôm rải đều trên khuôn bánh, rắc giá lên và đậy nắp vung lại, để 3 phút sau, mở nắp vung ra gấp đôi bánh lại, lật bánh rán cho vàng và giòn là dùng được.
Bày xà lách và các loại rau lên dĩa, sắp khế, vả và chuối lên dĩa rau thành hình cong.
* Cách làm nước chấm:


- Ðậu phụng, mè rang vàng, giả nhỏ
- Gan heo băm nhỏ, ướp muối tiêu
- Phi thơm hành, tỏi, đổ nước tương vào ( thêm một phần nước lạnh bằng nước tương) cho gan, muối, đường, nước mắm, mì chính vào đun sôi, trút mè và đậu vào khuấy đều cho đến khi nào nước lèo hơi sánh là được.

+ Bánh bông lan nhân phô mai dâu

Chuẩn bị:


+ Bánh bông lan:
- Trứng gà: 3 quả

- Đường: 90 gr

- Bột mì: 90 gr

- Bơ phe: 2 thìa

- Sữa tươi: 2 thìa

+ Strawberry Cheese (nhân):

- Dâu xay nhuyễn: 130 gr

- Đường: 60 gr

- Gelatine (chất tạo đường): 7 gr

- Phô mai làm bánh (cream cheese): 250 gr

- Kem tươi: 225 gr

+Nước đường:

- Nước: 100 ml

- Đường: 50 gr


Thực hiện:


+ Bánh bông lan: Đánh đường, trứng cho nổi. Cho bột vào khoấy nhẹ tay, thêm bơ, sữa tươi vào khoấy nhẹ là được. Cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ trong 8 phút.

+ Strawberry Cheese (nhân): Phô mai đánh chung với đường cho thật mịn. Sau đó, cho thêm dâu xay và gelatine làm chảy. Trộn kem tươi vào sau cùng cho hỗn hợp thật mịn.

+ Nước đường: nấu sôi nước và đường, để nguội.

+ Hoàn tất: xen kẽ cứ một lớp bánh bông lan, một lớp strawberry cheese.
 
 Dùng lạnh.

Có thể trang trí thêm dâu tươi cắt mỏng xếp xung quanh mặt bánh.

+ Khoai tây phô mai


 


Nguyên liệu:

- 500g khoai tây,
- 150g phô mai dẻo (loại làm bánh pizza),
- 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa tiêu,
- 200gr bột chiên.

 
Thực hiện:

Khoai tây gọt vỏ, ngâm nước khoảng 10 phút cho hết nhựa, cắt sợi nhỏ.
 
Xả nước lạnh, để thật ráo.
 Phô mai dẻo chọn loại bột.
Trộn khoai với phô mai, bột chiên giòn, gia vị.
 Nắn thành miếng chữ nhật. Cho vào ngăn đá để đông lại.
Chảo dầu để nóng vừa, không được sôi, thả khoai vào chiên khi còn đang đông.
 
 Khoai chín vàng đều hai mặt là được.

Dọn kèm tương ớt.


+ Chả cá trứng muối



 
Nguyên liệu:

- 300gr cá thác lác,
-  5 lòng đỏ trứng muối, tỏi, ớt, tiêu, muối, đường, 150gr bột chiên xù.

 
Thực hiện:

Lòng đỏ trứng muối hấp chín, tán nhuyễn. Trộn lòng đỏ trứng, cá, tỏi, tiêu, gia vị.
Nắn thành miếng chữ nhật, lăn qua bột chiên xù tán nhỏ, chiên vàng.
 
Dọn kèm tương ớt hay xí muội.

+ Giò sống bọc trứng cút


 

 
Nguyên liệu:

- 12 trái trứng cút,
-  200gr giò sống,
- tỏi, hành, ngò, ớt cắt nhỏ,
- muối, tiêu.

 
Thực hiện:

Trứng cút luộc chín, bóc vỏ, để ráo.
Giò sống trộn chung với gia vị, hành tỏi, ớt ngò, quệt lại cho dai.
 Bọc giò bên ngoài trứng rồi hấp sơ, sau đó chiên vàng, (hấp sơ để sau khi chiên giò sống không bị teo lại).
Dọn kèm tương ớt.
 
Trình bày:
 
Trong một cải dĩa , cà rốt hay sà lách xat nhỏ , để trứng cút dã chiên giòn vào, cho thành một cái tõ chim, cho đẹp mắt.
 
Làm sốt dầu giấm để bên, để ăn với salát và cà rốt bào nhỏ.

+ Tôm cuốn khoai cao

Nguyên liệu:

- 300gr khoảng 12 con tôm sú,
- 100gr cá thác lác,
- 500gr khoai cao,
- tỏi băm nhuyễn, tiêu, muối.

 
Thực hiện:

Tôm bóc vỏ, chừa đuôi.
Ướp tôm với muối, tiêu Khoai cao cắt sợi nhỏ, dài, xả qua nước muối.
Trộn cá thác lác với tỏi, gia vị.
Bọc cá ra ngoài con tôm, chừa đuôi.
Dùng khoai cao sợi quấn bên ngoài, chiên vàng
 
 Dọn kèm với tương ớt.

+ Bánh Tart cà chua phô-mai

 

 
Nguyên liệu:
- 1 bát bột mì,
-100g bơ mềm,
-  1 quả trứng,
- 5 quả cà chua bi,
- 1 thìa súp dầu ô-liu,
- 200g phô-mai mềm (bocconcini),
- 1 củ hành tím, hành lá,
-  1/2 thìa cà-phê lá thyme băm nhỏ,
- muối, tiêu.


 

Thực hiện:

- Nhồi bột, bơ, trứng, muối, ủ 30 phút.
 - Cán mỏng bột, cho vào khuôn bánh tart, xăm lỗ trên mặt, nướng chín.
 - Bổ đôi cà chua, rắc muối, tiêu, áp chảo hơi vàng. Thái nhỏ hành lá, thái mỏng hành tím.
- Xếp cà, hành tím, phô-mai vào bánh, rắc hành lá, lá thyme, quét dầu lên mặt, rắc muối, tiêu, nướng 15 đến 20  phút. với độ nóng 200°


Dùng với dĩa rau sà lát trộn dầu giấm

Thưởng thức:

Dùng nóng rất ngon. 

+ Xíu Mại "bằng microwave"

Vật Liệu: - 800gr  thịt đùi xay
- 2 muỗng cafe muối
- 4 muỗng cafe đường
- 1 muỗng tiêu xay
- 3 củ hành tây xắt hột lựu
- 5 muỗng canh bột năng,
- 2 hộp cà nhỏ
- 4 muỗng soup đậu hoà lan, hay củ sắn thái hột lựu.


Cách Làm:
Thịt trộn với muối đường tiêu, dùng muỗng tán vào thành tô cho thật nhuyễn (làm như vậy xiú mại mới dai) 


5 muỗng soupe bột năng khuấy trong 4 muỗng soupe nước cho tan, trộn chung vào thịt, tiếp tục quết cho thịt thật mịn, trộn củ hành, củ sắn, đậu


Vo tròn, xếp vào dĩa đem hấp (lúc vo viên cho chút dầu ăn vào lòng bàn tay)


Hấp xong, chắt lấy nước xiú mại, cho bột năng vào chung với 5muỗng soupe cà hộp, bắc lên bếp khuấy sền sệt. Nếu qúa đặc (dính vào muỗng)thì phải thêm nước (dùng muỗng múc lên đổ xuống thấy chảy đều giọt là vừa), đổ lên trên mặt xíu mại. 


Nên để một viên thịt vào microwave thử trước xem vị mặn ngọt có vừa không, sau đó mới vo viên đem hấp.
Để nước thật sôi hãy cho xửng lên nhớ để một cái muỗng dưới nồi nước, hạ lửa nhỏ nhất.


 Thử xem chín chưa bằng cách dùng đũa xăm vào viên thịt thấy cứng và nước trong chảy ra.

+ Chả giò uyên ương




Nguyên liệu:
+ Nhân ngọt:

-1 củ khoai tây,
- cắt hạt lựu,
- 1 củ cà rốt,
- cắt hạt lựu,
- 2 trái chuối sứ, cắt hạt lựu,
- 50gr đậu Petit pois, luộc chín, ngâm nước lạnh,
- 3 muỗng súp sốt mayonnaise,
- 1 muiỗng sữa đặc có đường.

+ Nhân mặn:
- 100gr tôm sú, rửa sạch bóc vỏ lấy gân lưng, cắt hạt lựu,
- 100gr củ năng, cắt hạt lựu,
- 100gr măng tươi, cắt hạt lựu,
- 5 tai nấm Đông cô, rửa sạch ngâm mềm cắt bỏ chân nấm, cắt hạt lựu;
- 50gr tiêu hột tươi, tách hột hành lá, cắt nhỏ -
 - 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường -
- vỏ bánh bía ( hay bánh tráng tàu -hay  feuille de Brick)
- Tương cà chua, tương ớt
- Dầu ăn


Thực hiện


- Trộn đều tất cả phần nhân ngọt và dùng vỏ bánh hoành thánh cuốn chả giò có dạng hình vuông. Trộn đều phần nhân ngọt và dùng vỏ hoành thánh để cuốn chả giò có hình tròn. Thả chả giò vào dầu chiên vàng.

* Thưởng thức: chả giò ngọt dùng chung với tương cà chua, chả giò mặn dùng chung với tương ớt.

+ Yaourt

Sữa chua (hay yaourt) là thức ăn chế biến bằng cách cho sữa lên men chua lactic. Trong quá trình lên men, casein trong sữa đông đặc, khuẩn lactic phát triển . Món sữa chua này du nhập từ châu Âu, ngày nay rất phổ biến ở nước ta. Người ta có thể làm sữa chua bằng sữa tươi, sữa bột hay sữa đặc có đường.

Vật liệu

- Sữa
- Khuẩn lactic: lactobacillus hay streptocaccus thermophilus. Nếu không có khuẩn thuần chủng thì dùng một ít sữa chua làm giống.

Cách làm

Dùng sữa đặc:

1 lon sữa đặc, 1 lon sữa bò nước sôi, 2 lon sữa bò nước nấu chín để nguội, 1 hũ sữa chua cái, hũ đựng yaourt.


Khui hộp sữa đặc cho vào thau và đổ vào 1 lon sữa bò nước sôi rồi khuấy lên cho đều. Đổ tiếp thêm 2 lon sữa bò nước lã nấu chín để nguội. Hũ yaourt cái đổ ra tô, quậy cho tan đều, và đổ vào thau sữa, quậy lại cho đều. Múc hỗn hợp trên đổ vào các hũ đựng và đậy nắp lại cho chặt. Tiếp đó đặt các hũ này vào 1 cái nồi to hơn.
Nấu 1 ấm nước nóng khoảng 70oC và chế nước này vào cho nước ngập tới cổ của những hũ yaourt. Sau đó dùng nắp đậy kín nồi đựng, để 4 giờ cho yaourt đặc. Xếp các hũ này vào tủ lạnh.


Dùng sữa tươi:

Khử trùng, hớt bỏ chất béo nổi trên mặt sữa tươi (nhiều chất béo làm mặt sữa chua không mịn). Đun nóng ở khoảng 80oC trong một phút rồi hạ nhiệt xuống còn 50oC, nhớ khuấy đều. Sau đó mới cho men.
Nếu ủ ấm quá lâu thì sữa chua quá, khó ăn. Nếu đậy kín lúc còn nóng thì hơi nước đọng lại, rớt xuống làm mặt sữa chua không nhẵn. Thời hạn dùng sữa chua là vài ngày. Để lâu nó sẽ tách thành lớp: Phần nước và phần lactoserum, ở dưới, còn khối đọng asein nổi ở trên, gọi là sữa vữa.


Công dụng


Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ vì nó có nhiều chất bổ dưỡng và dễ hấp thụ vào máu. Nó lại dễ tiêu và kích thích tiêu hoá. Cơ thể hấp thụ sữa chua nhiều hơn gấp 3 lần sữa tươi, nên dùng cho người bệnh vừa mới khỏi, suy nhược, biếng ăn. Tốt nhất với trẻ suy dinh dưỡng và người lớn tuổi.

Sau thời gian trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, tạp khuẩn ruột bị xáo trộn nên mắc bệnh tiêu chảy phân sống. Chứng bệnh này rất phổ biến do lạm dụng thuốc kháng sinh. Chỉ cần dùng sữa chua một tuần lễ là khỏi (mỗi ngày 3 ly)
Lạm dụng thuốc acid (trị đau bao tử) làm cho men sinh thối từ ruột già trồi lên ruột non. Bụng lình bình, ì ạch khó chịu, chứng này rất thường gặp. Nên ăn sữa chua để phục hồi tính acid ở ruột non, đồng thời cũng đẩy men sinh thối xuống ruột già
Có thể dùng sữa chua cho người bệnh đái đường vì nó có ít chất bột và làm giảm cơn khát.

Một số trường hợp tiêu chảy của trẻ em có thể trị bệnh bằng sữa chua. Cơ thể bị bệnh có thể do tính acid của sữa chua hoặc men lactic tái tạo quân bình tạp khuẩn ruột, làm giảm viêm ruột. Mặt khác trong sữa chua có chất kháng sinh gọi là lactocidine. Theo giáo sư George M. Hailpern, yaourt kích thích việc sản xuất các chất kháng sinh trị được nhiều chủng khuẩn gram dương và gram âm. Cũng theo vị giáo sư này nó còn có khả năng chống lại các virut. Thí nghiệm trên người khoẻ mạnh ăn 450g sữa chua/ ngày trong bốn tháng liền sẽ có hiện tượng gamma interferon nhiều gấp 5 lần người không ăn hoặc ăn sữa chua đã nấu chín. Như vậy, sữa chua có khả năng giúp con người chống lại các bệnh do virut gây ra.


Lưu ý:

sữa chua tốt trị tiêu chảy, nhưng sữa chua quá hạn hoặc chua quá lại gây tiêu chảy và có thể bị nhiễm khuẩn lại. Việc sử dụng sữa chua là rất tốt nhưng phải làm sạch sẽ và tránh nhiễm khuẩn.

+ Chả cá nấu sả ớt .!

Nguyên liệu :
700g nạc cá xay nhuyễn
500g tôm sú(lựa hơi trong tí)
300g nấm tôm cô tươi
8 cây sả ,gừng 1 củ
Sả ,gừng,tỏi , ớt ,xay nhuyễn (mỗi thứ 2 muỗng)
Dầu ăn ,hạt nêm ,dầu hào ,tiêu...
Đầu hành lá băm nhuyễn khoảng 2 muỗng canh
Gừng thì đập dập

Cách làm :

- Nạc cá trộn với tiêu + 1 muỗng canh đầu hành lá +tiêu+ hạt nêm (sao cho vừa ăn) rồi hấp chín ,xong cắt miếng vuông 2cm
- Tôm sú bóc vỏ,chừa đuôi ,ướp với đầu hành lá còn lại +gia vị
- Nắm tôm cô tươi,rửa cắt bỏ chân,nấu nước sôi+gừng đập dập ,cho nấm vào luộc 1phút trên lửa lớn ,cho ra rổ xả nước nguội,cắt sợi dày 1cm.
-Sả cây thì cắt góc +lá rửa ,đập dập
-Xào thơm sả ,ớt ,tỏi gừng xay nhuyễn với dầu ,rồi cho tôm +chả cá+nấm tôm cô+gia vị+sả cây vừa đập trên lửa lớn 2 phút.rồi cho nước vào nấu sôi ,hớt bọt.và nấu trên lửa nhỏ 15phút.
*Giữ nóng món này tên bếp,dùng với bún tươi thì tuyệt vời.
* Món này dùng nơi xứ lạnh ,hay mùa đông thì bá cháy bò chét..vì vừa nóng vừa cay...

+ Cơm tình yêu

Nguyên liệu:
- 02 chén cơm trắng nấu chín để nguội (tình yêu nào to lớn có thể tăng lên 4-6 chén tùy thích )
- 02 lòng đỏ trứng muối (số lượng có thể tăng lên theo số chén cơm ở trên)
- 01 củ cà rốt
- 100 gram thịt nguội
- 50 gram củ cải muối
- 50 gram nấm rơm
- 01 quả ớt Đà lạt (ớt xanh)
- 01 quả cà chua chín đỏ
Chuẩn bị:
- Lòng đỏ trứng muối rửa với rượu trắng, cho dầu vào hấp chín, tán nhuyễn.
- Càrốt xắt hạt lựu
- Thịt nguội xắt hạt lựu, chia làm 2 phần (có bằng nhau hay không tùy tình cởm của đương sự)
- Củ cải muối ngâm nước, rửa sạch, vắt ráo, xắt hạt lựu và chia làm 2 phần
- Nấm rơm rửa sạch, xắt nhuyễn, chia làm 2 phần
- Ớt Đà lạt xắt hạt lựu nốt :D
Nấu nướng:
- Phần cơm màu vàng cam: Phi hành tỏi cho thơm, cho 1 phần nấm rơm, 1 phần củ cải muối, cà rốt vào xào, sau đó cho tiếp 01 chén cơm và 1 phần thịt nguội. Cuối cùng cho lòng đỏ trứng muối vào trộn đều, nêm nếm vừa ăn.
- Phần cơm màu xanh: Lại phi hành tỏi, cho phần còn lại của nấm rơm, củ cải muối vào xào chung với ớt xanh. Sau đó cho phần cơm và thịt nguội còn lại vào, nêm nếm vừa ăn.
Trình bày:
- Lấy 1 miếng bìa cứng sạch, tạo độ cong như 1/2 trái tim, cho phần cơm màu vàng vào ép chặt để lấy độ cong.
- Làm tương tự với phần cơm màu xanh.
- Áp 2 phần lại với nhau cho thành hình trái tim, phần tiếp giáp có thể lẫn vào nhau 1 chút.
- Gọt phần vỏ cà chua theo hình xoắn ốc, quấn lại thành hoa hồng, trang trí lên bề mặt của phần cơm.
- Có thể trang trí thêm bằng rau xà lách xung quanh.

+ Thịt Bò Ngâm Nước Mắm!

 
 
 
1/ Chọn Thịt bò:
+ Dùng thịt bò bắp, chọn bắp nhỏ, mỗi bắp khoảng 600gr - 800 gram là vừa ngon. Lạng sạch bạc nhạc quanh bắp thịt, để nguyên bắp, luộc chín bắp trong nồi nước sôi vừa đủ.
+  Không cần phải luộc mềm nhừ. Tùy bắp thịt lớn nhỏ, thăm chừng cho thịt chín bằng cách sau khi luộc khoảng hơn 30 phút mỗi lần, vớt bắp ra, dùng một cây đũa đâm xuyên qua, nếu không thấy nước đỏ trào ra là thịt chín. + Thịt luộc chín giòn, thêm thời gian ngâm nước mắm, khi cắt ra, miếng thịt đẹp mắt, vừa mềm là ngon. Nếu luộc nhừ quá, sau khi ngâm nước mắm, thịt sẽ dễ nát.
 
2/Nấu Nước Mắm:
- Sử dụng phân lượng một nước mắm + một đường, tính theo khối lượng. Ví dụ: 1 chén nước mắm + 1 chén đường.
- Tùy chọn đường cát trắng, đường thẻ (đường tán, đường miếng màu vàng hay đen) băm nhuyễn. Mỗi loại đường có độ ngọt và vị khác nhau. Nếu dùng đường trắng thì hỗn hợp ít ngọt hơn nhưng mùi vị nước mắm không mất nhiều. Nếu dùng đường thốt nốt chẳng hạn, vị ngọt sẽ rất gắt.Đừng nên dùng đường thốt nốt là tốt nhất.
 
 
3/Ngâm Thịt:
- Cho thịt vào hũ – châm nước mắm đường vào ngập thịt, để qua 1 đến 2 giờ, thấy mực nước mắm hạ thấp xuống thì phải châm thêm cho mực nước mắm cao hơn mặt thịt ít nhất 3 - 4 phân. Đậy kín nắp hũ.
- Tùy yêu cầu sử dụng, sau khi ngâm nước mắm qua hai ngày là thịt đã thấm nước mắm, có thể ăn được. Thịt càng để lâu càng thấm mặn.
 
- Sau khi ngâm khoảng 4 - 5 ngày, nếu thấy trên mặt nước mắm trong hũ nổi váng mốc chứng tỏ nước mắm có nồng độ muối quá thấp. Nếu lấy thịt ra ăn sớm thì không sao nhưng muốn để lâu hơn phải đổ ra, nấu lại và nêm thêm muối, đường hoặc thay hẳn bằng nước mắm ngon hơn.
- Hỗn hợp nước mắm đường còn lại sau khi ngâm thịt xong, lược lại qua một túi vải, nấu sôi lại, dự trữ dùng nấu các món thịt cá kho, muối sả, tóp mỡ xào…rất ngon. Hoặc nấu sôi nhẹ cho đến khi gần như cô đặc lại sẽ có dạng như một loại nước mắm kho, chuyên dùng ăn cơm, xôi nóng vào mùa lạnh.
- Đây là cách làm cổ truyền còn thông dụng đến bây giờ vẫn được đa số các o, các mệ người Huế sử dụng.
4/ Món Ăn Kèm: Thịt bò bắp ngâm nước mắm khi ăn cắt ngang lát mỏng, thường được dọn kèm tiêu xanh để nguyên nhánh, gừng cắt sợi thật nhỏ, tỏi cắt lát mỏng…ngâm chung trong hỗn hợp giấm đường.
Có thể ăn kèm với kiệu, hành tím, dưa chuột, cà rốt, củ cải trắng ngâm chua…Nhiều người lại thích cuốn thịt ngâm nước mắm với bánh tráng, rau sống chấm nước mắm pha vị chua ngọt nhiều hơn vị mặn.Tùy theo khẩu vị mỗi người....



+ Thịt heo ngâm nước mắm



 
Thịt heo:
 
 Chọn thịt mông hoặc thịt đùi; da mỏng, lớp mỡ không dày quá; miếng thịt tươi ngon là ba phần da, mỡ và thịt dính chắc, liền lạc với nhau. Tùy ý cắt thành miếng dài ngắn nhưng dày chừng 3 – 4 phân là vừa. Dùng chỉ ràng chắc quanh miếng thịt nhiều vòng cách quãng đều nhau, rồi mới luộc chín. Thịt heo luộc nhanh chín hơn thịt bò. Nhờ có ràng chỉ, thịt sau khi ngâm nước mắm cắt ra sẽ đẹp mắt hơn.
 
Chọn thịt mông hoặc thịt đùi; da mỏng, lớp mỡ không dày quá; miếng thịt tươi ngon là ba phần da, mỡ và thịt dính chắc, liền lạc với nhau. Tùy ý cắt thành miếng dài ngắn nhưng dày chừng 3 – 4 phân là vừa. Dùng chỉ ràng chắc quanh miếng thịt nhiều vòng cách quãng đều nhau, rồi mới luộc chín. Thịt heo luộc nhanh chín hơn thịt bò. Nhờ có ràng chỉ, thịt sau khi ngâm nước mắm cắt ra sẽ đẹp mắt hơn.
 
 
2. Nấu nước mắm:
 
- Sử dụng phân lượng một nước mắm + một đường, tính theo khối lượng. Ví dụ: 1 chén nước mắm + 1 chén đường.
 
- Tùy chọn đường cát trắng, đường thẻ (đường tán, đường miếng màu vàng hay đen) băm nhuyễn. Mỗi loại đường có độ ngọt và vị khác nhau. Nếu dùng đường trắng thì hỗn hợp ít ngọt hơn nhưng mùi vị nước mắm không mất nhiều. Nếu dùng đường thốt nốt chẳng hạn, vị ngọt sẽ rất gắt.
 


- Chuẩn bị hũ thủy tinh sạch, có nắp đậy. Hũ vừa đủ chứa số thịt muốn làm. Lượng nước mắm và đường phải tính trước, sao cho khi đổ vào phải cao hơn mặt thịt bỏ trong hũ chừng 5 phân.
 
- Cho đường, nước mắm vào một cái nồi vừa đủ. Để thời gian nấu ngắn lại và dễ nấu hơn, người ta thường ngâm đường với nước mắm khoảng 2 hay 3 giờ đồng hồ cho đường tan bớt. Bắc lên bếp, nhỏ lửa kẻo nước mắm rất dễ sôi trào, dùng đũa kim loại hay đũa tre, gỗ...  khuấy đều tay, liên tục cho đến khi đường tan hoàn toàn vì hỗn hợp rất đặc cho nên dễ cháy sít nồi. Sau khi đường tan hết, để sôi nhẹ qua một hai phút nữa là được. Để nguội nước mắm đường, lược lại qua một cái rây.
 
- Tùy kinh nghiệm chọn nước mắm, sau khi nấu sôi nước mắm và đường, tùy khẩu vị riêng để nêm nếm bằng cách thêm chút ít đường hay nước mắm rồi nấu sôi lại. Nếu muốn để thịt thật lâu hãy tăng lượng đường để hỗn hợp ngọt nhiều hơn khi ăn, vị thịt sẽ không quá mặn.
 
- Nếu khi nấu sôi lên, ngửi thấy mùi nước mắm trở nặng mùi, hãy đổ bỏ, chọn mua loại nước mắm khác.
 
3. Ngâm thịt:
 
- Cho thịt vào hũ – không ngâm chung thịt heo và thịt bò vào một hũ – châm nước mắm đường vào ngập thịt, để qua 1 đến 2 giờ, thấy mực nước mắm hạ thấp xuống thì phải châm thêm cho mực nước mắm cao hơn mặt thịt ít nhất 3 - 4 phân. Đậy kín nắp hũ.
 
- Tùy yêu cầu sử dụng, sau khi ngâm nước mắm qua hai ngày là thịt đã thấm nước mắm, có thể ăn được. Thịt càng để lâu càng thấm mặn. Riêng thịt heo khi lấy ra phải tháo chỉ ràng. Thịt heo khi ngâm lâu, phần mỡ sẽ trở trong, giòn. Tùy chất lượng nước mắm và thời tiết, thịt ngâm nước mắm sẽ có thời điểm ngon nhất.
 
 Sau khi ngâm khoảng 4 - 5 ngày, nếu thấy trên mặt nước mắm trong hũ nổi váng mốc chứng tỏ nước mắm có nồng  độ muối quá thấp. Nếu lấy thịt ra ăn sớm thì không sao nhưng muốn để lâu hơn phải đổ ra, nấu lại và nêm thêm muối, đường hoặc thay hẳn bằng nước mắm ngon hơn.
 
- Hỗn hợp nước mắm đường còn lại sau khi ngâm thịt xong, lược lại qua một túi vải, nấu sôi lại, dự trữ  dùng nấu các món thịt cá kho, muối sả, tóp mỡ xào…rất ngon. Hoặc nấu sôi nhẹ cho đến khi gần như cô đặc lại sẽ có dạng như một loại nước mắm kho, chuyên dùng ăn cơm, xôi nóng vào mùa lạnh. Đây là cách làm cổ truyền còn thông dụng đến bây giờ vẫn được đa số các o, các mệ người Huế sử dụng.
 
4. Món ăn kèm:  
 
Thịt heo ngâm nước mắm lại thích hợp hơn với kiệu, hành tím, dưa chuột, cà rốt, củ cải trắng ngâm chua…Nhiều người lại thích cuốn thịt heo ngâm nước mắm với bánh tráng, rau sống chấm nước mắm pha vị chua ngọt nhiều hơn vị mặn.

+ Bí quyết làm các món dưa chua, củ kiệu, v...v..!


 

- 1 kg cải
- vài tép hành lá (tác dụng làm thơm và vàng dưa)
- 1 bụm tay đường (tác dụng lên men chua)
- 1 bụm tay muối
Cách làm:
Dưa mua về, tách từng lá, rửa sạch nhiều nước, xắt nhỏ.
Hành lá xắt ngắn 5 cm.
Cho muối và đường vào thau nước âm ấm, khuấy đều, rồi ém cải và hành lá vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt dưa, nhận dưa chìm xuống nước.
Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Chừng nào ăn hết, làm đợt mới thì chừa một tô nước dưa cũ trộn chung vào (vẫn cho thêm muối, đường, hành lá). Sau một ngày là ăn được, rất chua nhưng không thơm bằng lần đầu. Đợt dưa kế tiếp thì làm hoàn toàn mới. Không dùng nước dưa cũ, vì dưa sẽ khú, ăn không ngon.

2. CÀ PHÁO
 

- 1 kg cà cái sắn (khi mua thử bằng cách cho quả cà vào miệng cắn thấy dòn và không đắng là được).
- 1 củ tỏi giã nát
- 1 bụm tay muối
Cách làm:
Cà mua về gọt bỏ cuống và chỗ bị sâu, rửa sạch.
Bỏ chung tỏi, muối, và cà vào một cái thau, xóc đều.
Để đó chừng một tiếng đồng hồ sau thì đổ nước âm ấm vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt cà, nhận cà chìm xuống nước. Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Đợt cà kế tiếp có thể dùng lại một chút nước cà cũ cho cà mau chua, nhưng sẽ có váng (lên meo). Sau 1 ngày là ăn được. Đợt cà kế tiếp thì làm hoàn toàn mới, không dùng nước cà cũ.

3. DƯA CẦN BẮP CẢI
- hai bó rau cần
- 1 kg bắp cải
- một nắm rau răm
- vài tép tỏi giã nát
- 1 bụm tay muối
- 1 bụm tay đường
Cách làm:
Rau cần rửa sạch nhiều nước, xắt khúc bằng ngón tay.
Bắp cải xắt nhuyễn, rửa thật sạch.
Rau răm rửa sạch, ngắt lấy lá.
Trộn chung ba thứ ấy với nhau.
Lấy thau, cho vào nước, tỏi giã, muối, đường. Khuấy tan, rồi cho hỗn hợp rau cần, bắp cải, rau răm vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt dưa, nhận dưa chìm xuống nước. Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Đợt dưa kế tiếp có thể dùng lại một chút nước dưa cũ. Sau 1 ngày là ăn được. Đợt dưa kế tiếp thì làm hoàn toàn mới, không dùng nước dưa cũ.

4. DƯA CỦ HÀNH
- 2 kg hành củ
- nửa chén giấm
- nửa chén đường
- 1/4 chén muối
Cách làm
Cho 1 chén muối vào thau nước, bỏ vào một cục phèn chua, khuấy đều. Cho hành nguyên cả vỏ vào thau, ngâm. Sau một tiếng đồng hồ vớt cục phèn chua ra. Đậy kín thau và ngâm hành trong 2 ngày.
Sau hai ngày thì làm sạch hành: gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
Trong khi đó thì làm nước trộn.
Cho giấm, đường, muối, nước vào một cái nồi (chừng nửa nồi nước). Đặt nó trên bếp lửa và khuấy tan. Chừng nào hỗn hợp sôi thì nhắc xuống, để nguội.
Cho củ hành vào keo. Rồi đổ hỗn hợp (nước đường muối) đó vào ngập củ hành. Lấy miếng ni-lông sạch (hay cái chén nhỏ) ấn trên mặt củ hành cho nó chìm xuống nước. Đậy kín keo hành.
Sau 10 ngày là ăn được.

5. DƯA CỦ CẢI TRẮNG
 

- 3kg củ cải trắng
- 2 muỗng canh nước tương
- 1 giá đường (khoảng nửa chén)
- 1muỗng bột ngột
Cách làm:
Củ cải cắt bỏ đầu cuống và các râu. Không gọt vỏ. Rửa sạch. Xắt thành khúc 5 phân. Mỗi khúc chẻ làm 4.
Ướp củ cải với muối. Sau hai tiếng đồng hồ thì vắt thật ráo nước và rải thưa trên mâm rồi phơi nắng (phơi hai đợt nắng cho khô nước).
Cho củ cải đã phơi khô vào keo.
Cho muối, đường, bột ngọt, nước tương vào nửa nồi nước. Đặt trên bếp khuấy đều cho sôi, thì nhắc xuống, để nguội. Sau đó đổ nước vào keo.
Sau 2 ngày là ăn được.

6. DƯA CHUA ĂN LIỀN
 

- 1 quả dưa leo (gọt sơ vỏ, bỏ ruột, xắt lát xiên)
- 1 củ cải trắng (gọt bỏ vỏ, xắt lát mỏng hoặc xắt sợi)
- 1 củ cà rốt (gọt bỏ vỏ, xắt sợi)
- 1 củ hành tây (xắt lát mỏng)
- 1 giá giấm (nếu không có giấm thì dùng 2 quả chanh)
- 1 muỗng canh đường
- 2 quả ớt (hoặc ít hơn nếu không ăn cay được)
- 2 muỗng cà phê muối
- 2 muỗng cà phê bột ngọt
- vài tép tỏi
Cách làm:
Dưa leo, hành tây, cà rốt, củ cải trộn đều cho vào tô hay keo hũ.
Giã tỏi, đường, ớt, muối, rồi cho vào tô nước có giấm, khuấy tan. Sau đó đổ hỗn hợp vào keo (có dưa leo, hành tây, cà rốt, củ cải). Bỏ thêm vài trái ớt nguyên cho đẹp mắt. Ngâm độ 1 tiếng đồng hồ là đủ chua, ăn được. Tất nhiên ăn với cơm dĩa, cơm tấm, cơm sườn, v.v...

7. DƯA KIỆU
- 1 kg kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)
- nửa kg đường
- cục phèn chua (bằng 1 lóng tay)
- 1 muỗng cà phê muối
- một củ tỏi lột vỏ
Cách làm:
Kiệu rửa sạch rồi ngâm vào nước với cục phèn và 1 bụm tay muối. Chừng một tiếng, vớt cục phèn ra. Đem thau kiệu có nước này phơi nắng 1 ngày.
Sau đó sả sạch, rải kiệu trên mâm và phơi nắng 1 ngày.
Đem kiệu ướp đường và 1 muỗng cà phê muối với tỏi lột.
Ướp 2 tiếng rồi cho vào keo và đổ giấm vào.
Sau 10 ngày ăn được. Có thể ăn dần suốt năm mà không hư.

8. DƯA GIÁ
- 1 kg giá cọng mập ngắn.
- vài cọng hẹ (tuỳ ý) cắt khúc bằng cọng giá
- 1 củ cà rốt, xắt sợi ngắn bằng cọng giá
- chừng một đốt ngón tay củ gừng, xắt sợi (không giã nát vì nó sẽ làm đục nước).
- chút xíu phèn chua (chừng 1 đốt ngón tay út)
- 1 muỗng cà phê muối
- 3 muỗng cà phê đường
- một chén nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ. (Nếu không có thì thay thế bằng nửa chén giấm).
Cách làm:
Giá rửa sạch, nhặt bỏ các vỏ đậu xanh còn bám vào giá. Cho cục phèn vào thau nước và khuấy tan, rồi ngâm giá và cà rốt xắt sợi vào. Chừng 15 phút, vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ nước sạch (không cần nấu chín) vào trong thau, cho muối vào đường vào, khuấy tan. Rồi cho giá, cà rốt, gừng, hẹ, nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ vào trong thau, sâm sấp mặt nước. Nếu thiếu nước thì đổ thêm nước sạch vào. Lấy cái dĩa bàn đè trên mặt giá cho nó chìm xuống nước. Đậy kín thau, hôm sau là ăn được.
(Có thể dùng cái keo lớn để chứa, thay vì thau. Nhưng trên mặt giá thì lấy cái dĩa nhỏ hơn miệng keo dằn xuống giá xuống. Cũng có thể lấy miếng nhựa sạch dằn nó xuống.)

+ Rau Câu Trái Vãi


 

Vật Liệu
- 1 gói rau câu bột 100gr.
- 2 hộp trái vải.
- 1,200gr đường cát trắng.
- Khuôn rau câu chữ sinh nhật( làm cho dịp gì thì mua khuôn chữ đó)
- Màu: xanh lá, vàng,...thích màu nào làm màu đó
Cách Làm
- Rau câu ngâm với 4 lít nước, khuấy đều, bắt nồi rau câu lên bếp đun lửa vừa, khuấy đều cho tan. để lửa nhỏ lại, hớt bọt cho sạch.
- Đường cho vào nồi rau câu khuấy tan, đun sôi, hớt bọt kỹ.
- Trái vải: cắt nhỏ, cho vào nồi và cho cả nước trái vải vào nồi rau câu, đun sôi, hớt bọt sạch. Nhấc xuống.
- Chữ Sinh nhật: Múc 1/2 chén rau câu, pha màu  và một muỗng sữa vào quậy đều, đổ chữ sinh nhật( bạn nào thích màu nào thì đổ màu đó tuỳ ý thích).
- Hoa đào: múc 3 muỗng rau câu vào chén, cho màu hồng và 1/2 muỗng café sữa vào quậy đều, đổ vào hoa đào.
- Cành đào: làm như trên, pha màu nâu.
- Cành trúc: làm như trên, pha màu xanh lá.
- Lá trúc: làm như trên, pha màu xanh lá + vàng.
- Đổ rau câu trái vải vào khuơn cho đầy để nguội.
- Khi rau câu đông đặc, cho vào tủ lạnh. Để thật lạnh, ăn mới ngon. Chú ý: Tuỳ theo khuôn mua ,chọn bông gì chữ gì? và tự pha màu theo ý mình không nhất thiết phải theo Tím.

+ Canh Khổ Qua Dồn Thịt



Nguyên liệu: 1kg khổ qua (lựa trái ngắn, nở gai to)
300g thịt nạc dăm
1/2kg xương
100g cá thác lác
5 tép hành lá, ngò, tiêu, muối, bột ngọt
5 củ hành tím, ớt, nước mắm
Cách làm Chuẩn bị:
- Khổ qua: Dùng dao rạch 1 đường ở giữa không bị đứt hết trái, móc hột bỏ ra rửa sạch để ráo.
- Thịt: Rửa sạch, bằm hoặc xay nhuyễn ướp chút tiêu + muối + bột ngọt + hành lá lấy phần trắng.
- Cá: nêm chút muối + tiêu + bột ngọt + dầu ăn quết cho dai.
- Hành lá: Rửa sạch, cắt ngắn 2cm phần trắng giã nhuyễn cho vào thịt cá..
- Củ hành: Bóc vỏ bằm nhuyễn.
- Ớt: Bỏ hột thái xéo mỏng.
- Xương: Rửa với nước muối xả sạch, chặt nhỏ hầm lấy 2 lít nước dùng.
Chế biến:
- Trộn chung thịt + cá + 1 muỗng cà phê tiêu + 1/2 muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê bột ngọt + củ hành + hành lá lấy phần trắng. nêm lại vừa ăn, dồn nhân này vào trái khổ qua.
- Nấu sôi nước dùng trở lại cho khổ qua vào hầm lửa riu riu vớt bọt + hành lá. Khi tất cả chín nêm lại vừa ăn (tiêu + muối + bột ngọt + nước mắm) nhắc xuống.
Trình bày:
- Múc canh ra thố. Rắc thêm tiêu + ngò.
- Ăn nóng với chén nước mắm nguyên chất + ớt thái khoanh.